Description
Với tiểu thuyết đầu tay Giáo dục châu Âu, ông được Giải thưởng phê bình năm 1945, trùng với thời điểm ông bắt đầu sự nghiệp tại Bộ Ngoại giao Pháp. Được cử đến Sofia (Bulgaria), Bern (Thuỵ Sỹ), New York (Mỹ), La Paz (Colombia) để làm việc, song Romain Gary vẫn không ngừng viết. Tiểu thuyết Les racines du ciel (Cội rễ bầu trời) đoạt giải Goncourt năm 1956, là một bức tranh toàn cảnh về đời sống một nước thuộc địa của Pháp ở vùng châu Phi xích đạo.
Năm 1961, ông rời bỏ ngành Ngoại giao. Sau tập truyện ngắn Gloire à nos illustres pionniers (Vinh quang cho những người tiên phong vĩ đại) (1962) và tiểu thuyết châm biếm Lady L. (1963), ông chuyển sang viết những câu chuyện phiêu lưu như: La comédie américaine (Vở hài kịch nước Mỹ) và Adieu Gary Cooper (Vĩnh biệt Gary Cooper) (1969),La danse de Gengis Cohn (Điệu nhảy của Gengis Cohn) (1967), La tête coupable (Cái đầu tội lỗi) (1968), Charge d’âme (Nhiệm vụ tinh thần) (1977).
Gary bắt đầu để lộ nỗi sợ tuổi già và sự hết thời của mình trong cuốn Au-delà de cette limite votre ticket n’est plus valable (Phía bên kia giới hạn tấm vé của anh không còn giá trị nữa) (1975) và Clair de femme (Sự thật về phụ nữ) (1977).
Sau cái chết bi kịch của nữ diễn viên Jean Seberg, người là vợ ông từ năm 1962 đến 1970, ông viết cuốn tiểu thuyết cuối cùng mang tên Les cerfs volants (Những cánh diều) không lâu trước khi ông tự vẫn vào năm 1980 ở Paris.
Ông để lại chúc thư nêu rõ ông từng ẩn mình dưới cái tên Émile Ajar để viết các tiểu thuyết như Gros Câlin (Âu yếm) (1974), La vie devant soi (Cuộc sống trước mặt) – giải Goncourt năm 1975, Pseudo (Bút danh) (1976),L’angoisse de roi Salomon (Nỗi sợ của vua Salomon) (1979), đánh dấu sự cách tân trong bút pháp của ông.
Là một nhân cách đa diện: nhà văn, nhà ngoại giao, nhà làm phim, phi công thời chiến, Romain Gary thú nhận mình thích diễn những vai nhập nhằng khó hiểu; thích làm người điểu khiển rối, nắm trong tay những sợi dây điều khiển nhưng vẫn giữ một khoảng cách đủ xa để đánh giá được hiệu ứng mà ông tạo ra. Ông đã đẩy trò tung hứng ảo thuật lên tới mức tự tạo ra một phiên bản khác của chính mình – Émile Ajar, và trở thành nhà văn duy nhất hai lần nhận giải Goncourt, dưới hai cái tên khác nhau.
Avis
Il n’y a pas encore d’avis.