Description
Thế chiến thứ nhất nổ ra, những chàng trai đang ngồi trên ghế nhà trường bị chuyển thẳng ra mặt trận. Tại đây sự khốc liệt của chiến tranh đã khiến họ tê dại khi bom đạn không chỉ tước đi những phần cơ thể mà còn cả tâm hồn. Thế nên chưa kịp trưởng thành họ đã trở nên già nua, bởi gần với cái chết hơn là sự sống. Họ cũng chẳng còn tin tưởng ai, chẳng thiết tha điều gì, kể cả ngày trở về.
Cho nên khi tất cả đồng đội cùng trang lứa đã ngã xuống, cái chết đối với những chàng trai ấy là sự giải thoát. Họ nằm xuống nhẹ nhangfm thanh than đến độ tưởng như chẳng hề may may lay động đến thứ gì xung quanh, dù chỉ là một ngọn cỏ. Mặt trận hoàn toàn yên tĩnh, bản báo cáo chiến trường chỉ ghi vẻn vẹn một câu: “Ở phía Tây, không có gì lạ.” Phải, chẳng có gì lạ, chỉ có một người vừa rời khỏi cuộc đời khi độ tuổi mới chớm đôi mươi.
Thông tin tác giả:
Remarque (1898 – 1970) là nhà văn lừng danh người Đức. Ông nổi tiếng với Phía Tây không có gì lạ, một trong những tác phẩm hay nhất về Thế chiến I.Các tác phẩm tiêu biểu khác của ông như Ba người bạn, Khải hoàn môn, Đêm Lisbon…cũng góp phần không nhỏ trong việc khẳng định tài năng và danh tiếng của ông khắp năm châu. Năm 1931, ông được đề cử cả giải Nobel Văn chương và Hòa bình.
Phía Tây không có gì lạ (Im Westen nichts Neues – 1929) là kiệt tác đã đưa ngôi sao Remarque lên bầu trời văn chương. Chỉ trong vòng 18 tháng sau khi ra mắt, cuốn sách đã phát hành được 2,5 triệu bản, được dịch ra 22 ngôn ngữ và sau đó được nhiều lần chuyển thể lên màn ảnh và sân khấu với sự đón nhận nồng nhiệt từ phía công chúng.
Avis
Il n’y a pas encore d’avis.