Description
Tranh Đông Hồ là một loại tranh truyền thống dân gian của Việt Nam, nôi tranh là làng Đông Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Tranh dân gian Đông Hồ có xuất xứ từ thế kỷ XVII và trở nên phổ biến vào thế kỷ XIX. Đặc điểm nổi bật của dòng tranh này là việc sử dụng chất liệu giấy điệp và màu vẽ từ các nguyên liệu tự nhiên. Trên tranh dân gian Đông Hồ ngoài việc tái hiện cách điệu các hình ảnh từ đời sống hàng ngày, còn mang nhiều ý nghĩa tâm linh, văn hóa và truyền thống dân gian của người Việt Nam. Tranh Đông Hồ được coi là một biểu tượng của nghệ thuật dân gian Việt Nam và đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại vào năm 2013.
Bức tranh đàn gà mẹ con miêu tả một hình ảnh gà mẹ và mười chú gà con, được sắp xếp gọn gàng trong một hình chữ nhật nằm ngang. Mỗi chú gà con có một vẻ nghịch ngợm riêng, chú đang đang rỉa lông, rỉa cánh, chú thì đang nghỉ ngơi trên lưng mẹ. Tranh kết hợp sự “động” của gà con với sự “tĩnh” của gà mẹ, đặt chúng trong không gian tĩnh lặng của một hình chữ nhật. Sự “động” biểu thị cho yếu tố “dương”, là sự tinh nghịch của đàn gà con. Sự “tĩnh” biểu thị cho yếu tố “âm”, là sự bình ổn của gà mẹ. Tông màu nóng như đỏ và vàng là chủ đạo, khai thác cái đẹp của sự sum vầy và hạnh phúc, thể hiện sự gắn kết trong gia đình.
Avis
Il n’y a pas encore d’avis.