Description
Tranh Đông Hồ là một loại tranh truyền thống dân gian của Việt Nam, nôi tranh là làng Đông Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Tranh dân gian Đông Hồ có xuất xứ từ thế kỷ XVII và trở nên phổ biến vào thế kỷ XIX. Đặc điểm nổi bật của dòng tranh này là việc sử dụng chất liệu giấy điệp và màu vẽ từ các nguyên liệu tự nhiên. Trên tranh dân gian Đông Hồ ngoài việc tái hiện cách điệu các hình ảnh từ đời sống hàng ngày, còn mang nhiều ý nghĩa tâm linh, văn hóa và truyền thống dân gian của người Việt Nam. Tranh Đông Hồ được coi là một biểu tượng của nghệ thuật dân gian Việt Nam và đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại vào năm 2013.
Tranh Đông Hồ ở vùng Kinh Bắc nổi tiếng không chỉ bởi bố cục, đường nét mà mỗi một bức tranh đều mang hàm nghĩa sâu xa, trong số những tác phẩm đó, không thể không kể đến bức tranh “Lợn ăn cây ráy”.
Nghệ nhân dân gian đã tạo ra bức tranh « Lợn ăn cây ráy » mô tả một con lợn trong tư thế nằm ngang với thân hình đồ sộ, mũm mĩm chiếm gần hết bức ảnh. Lợn đứng, đuôi cong, tai vểnh, bốn chân hơi chụm lại. tạo thế phản đòn dồn sức để chộp lấy cây.
Avis
Il n’y a pas encore d’avis.